..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥..

...┼:.♥.: Sân chơi của cộng đồng Mũi Né :.♥.:┼...
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Những ngôi chùa nổi tiếng ở BT 1

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 333
Age : 31
Registration date : 27/04/2008

Những ngôi chùa nổi tiếng ở BT 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những ngôi chùa nổi tiếng ở BT 1   Những ngôi chùa nổi tiếng ở BT 1 Icon_minitime14/6/2008, 05:19

Chùa Núi
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hàng trăm ngôi chùa được xây dựng trong nhiều thế kỷ nay, trong đó có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc kết hợp với thiên nhiên tươi đẹp tạo nên thắng cảnh. Có những ngội chùa gần biển, gần sông, có chùa nằm cheo leo trên đỉnh núi hoặc khuất trong rừng rậm hay ở tận đảo xa v.v...

Nghệ thuật trang trí điêu khắc tại các chùa, nhất là ở các chùa cổ là một trong những vốn văn hóa Phật giáo được lưu giữ qua nhiều thế hệ thể hiện trên những pho tượng, các mảng phù điêu đến các bài vị, hoành phi, câu đối đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Có thể thấy một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Bình Thuận là những ngôi chùa.

1. CHÙA NÚI tức Chùa Tà Cú xây dựng chính thức vào năm 1879 do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao 475m (hiện nay thuộc địa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam). Trước kia ngôi chùa chỉ là một thảo am nhỏ bằng gỗ, tranh, nứa. Mãi sau này, từ ngôi chùa cổ ban đầu tách thêm một ngôi chùa ở bên dưới gần đó. Để phân biệt, chùa trên có tên là Linh Sơn Trường Thọ, chùa dưới gọi là Linh Sơn Long Đoàn và dân gian gọi chung là Chùa Núi.

Năm 1872 nhà sư Trần Hữu Đức (1812 - 1887) pháp danh Thông âm, từ miền Trung vào, một mình vượt núi, xuyên rừng, lên đỉnh núi Tà Cú tìm nơi an tịnh để tu hành. Mãi 7 năm sau, những người đi rừng mới phát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư nên đã góp công dựng. Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thì nhà sư viên tịch. Từ đó nhà chùa lấy ngày 5 tháng 10 hàng năm làm ngày giỗ Tổ.

Lúc còn sống, nhà sư là thầy thuốc giỏi. Tương truyền vào năm Canh Thìn (1880), nhà sư đã cứu Hoàng thái hậu thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc đặt tên chùa là "Linh Sơn Trường Thọ” và suy tôn nhà sư Trần Hữu Đức là "Đại lão Hòa thượng". Ngôi chùa dưới “Linh Sơn Long Đoàn" được xây dựng vào cuốn thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.

Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng đã có tiếng là nơi thắng cảnh từ xưa. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm tam cấp theo con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí trong lành, hơi nước lạnh mát toát ra từ núi đá. Chùa Núi nổi tiếng nhờ ở phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng; mặt khác, bàn tay con người qua nhiều thế hệ thay nhau bồi đấp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai. Đó là pho tượng khổng lồ "Thích Ca nhập niết bàn" nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm do kỹ sư Trương Đình Ý chủ trì thực hiện vào năm 1962. Tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay phải, 2 chân duỗi thẳng, mặt quay về hướng tây nam, lưng dựa vào vách núi. Pho tượng dài 49m, cao 6m và nặng hàng trăm tấn. Với hàng chục ngàn kg vật liệu đúc tượng, hàng ngàn lượt người đã phải vượt 4 - 5 km đường núi hiểm trở với thời gian dài vận chuyển đủ để tạo nên tác phẩm điêu khắc nghệ thuật này.

Cách pho tượng chừng 50m là nhóm tam thể phật trong tư thế đứng: tượng A di đà, tượng Quan Âm bồ tát, tượng Đại thế chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7m nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quát thế gian.

Hằng năm vào bất cứ thời điểm nào, nhất là dịp xuân sang, hàng vạn người từ khấp nơi kéo đến chùa Núi viếng Phật, thưởng ngoạn cảnh non nước thiên nhiên.

Chùa Núi cùng với những cánh rừng bảo tồn thiên nhiên lân cận đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia theo Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.

. CỔ THẠCH TỰ tục gọi là Chùa Hang được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835) do nhà sư Bửu Tạng sáng lập, tọa lạc trên vùng đồi núi đá lô nhô sát biển ở độ cao 64m thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Dưới chân đồi là biển Đông với nhiều ghềnh, đá núi, bãi cát, bãi đá màu tự nhiên kết hợp lại tạo thành nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở phía Bắc Bình Thuận.

Vùng đồi núi Cổ Thạch có nhiều tảng đá lớn, chồng lên nhau chứa đựng những vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, tạo nên nhiều hang động kỳ vĩ huyền bí. Chùa Cổ Thạch gồm một quần thể các công trình kiến trúc chính điện, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, nhà thiền... phần lớn đều được bài trí trong các hang đá tự nhiên.

Việc chọn điểm lập am, dựng chùa của các vị thiền sư thật tuyệt diệu. Chính diện là một hang đá rất lớn do hai tảng đá chụm đầu vào nhau tạo thành hình mái nhà. Theo truyền thuyết, thời gian đầu đến đây, thiền sư Bửu Tạng đã tu luyện ở hang đá này.

Nhà thờ Tổ khai lập Bửu Tạng cũng như nhiều nhà sư có nhiều công đức cũng được dựng trong hang đá. Hang thờ phật Chuẩn Đề có pho tượng 18 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với kích thước và niên đại khác nhau.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của con người, chùa Hang còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa quí. Đó là tượng Phật nhiều hình, nhiều dạng tạo nên từ nhiều chất liệu và niên đại khác nhau; một số hiện vật quý từ thuở khai lập chùa như đại hồng chung đúc năm Đinh Mùi (1847), chiếc trống sấm năm Mậu Thân (1848)...

Cái hay cái đẹp ở Chùa Hang là cả một quần thể hang động với kiến trúc rộng lớn nhiều vẻ, nhiều cảnh liên tiếp nối nhau chen chúc giữa đá và cây rừng nhấp nhô. Sự hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên, kiến trúc điêu khắc phù hợp với cảnh tôn trí thờ phụng bên trong càng tăng thêm không khí yên tĩnh, tôn nghiêm. Sự yên bình ở đây giúp du khách trút bỏ những mệt mỏi tầm thường, quên đi những suy nghĩ đời thường để tâm hồn vươn tới cõi thiện.

Cổ Thạch Tự ngoài cảnh đẹp còn là địa danh gắn liền với hai cuộc kháng chiến vừa qua của dân tộc. Nhà chùa đã đóng góp nhiều công của cho cách mạng đến ngày thắng lợi.

Hiện nay Cổ Thạch Tự là một điểm du lịch chính ở Bình Thuận. Hàng chục vạn người từ khắp nơi đến đây mỗi năm để chiêm bái, lễ phật, tắm biển và thưởng thức đặc sản biển.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Cổ Thạch Tự đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia ở QĐ số 120/QĐ-BT, ngày 1 1 tháng 9 năm 1993
Về Đầu Trang Go down
https://youme.mam9.com
 
Những ngôi chùa nổi tiếng ở BT 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥.. :: ...♥: Du lịch tĩnh nhà :♥... :: ....♫ Văn hoá du lịch ♫....-
Chuyển đến