..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥..

...┼:.♥.: Sân chơi của cộng đồng Mũi Né :.♥.:┼...
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Danh nhân Đinh Tiên Hoàng ( 924-979 )

Go down 
Tác giảThông điệp
jitka

jitka


Tổng số bài gửi : 8
Age : 31
Registration date : 27/04/2008

Danh nhân Đinh Tiên Hoàng ( 924-979 ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Danh nhân Đinh Tiên Hoàng ( 924-979 )   Danh nhân Đinh Tiên Hoàng ( 924-979 ) Icon_minitime31/5/2008, 08:03

Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) sinh ngày Rằm tháng Hai,năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) Thân phụ là Đinh Công Trứ, làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An) thời Dương Đình Nghệ (930 – 937) đến thời Ngô Vương Quyền (939 – 944).


Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Thúc Dự. Đến tuổi trưởng thành, vốn là người có chí khí khác thường, thấy đất nước đang lâm cơn hỗn loạn, Đinh Bộ Lĩnh chiêu tập trước hết là các bạn thuở cờ lau tập trận, sau đến các nghĩa sĩ quanh vùng, tại động Hoa Lư, tập võ nghệ luyện kiếm cung, tích trữ lương thảo,chờ thời cơ nổi dậy.

Khoảng đầu những năm Sáu mươi của thế kỷ X, lúc bấy giờ trong nước loạn lạc, sử gọi là loạn Thập nhị sứ quân. Nhờ thông minh, có khí phách, lại có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh, chính thức dựng cờ dấy nghĩa, mong lập nghiệp lớn, dân quanh vùng theo về rất đông.Biết lực lượng của mình còn mỏng, Đinh Bộ Lĩnh sang xin theo sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) ở Bố Hải Khẩu. Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, có tài thao lược, lại là con trai Đinh Công Trứ, bạn đồng liêu có nhiều ân nghĩa với nhau dưới thời Ngô Vương Quyền, Trần Lãm mến tài, gả con gái cho, Đinh Bộ Lĩnh càng vững bước trên con đường binh nghiệp.

Thấy mình tuổi đã cao, sức yếu, Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh. Bố Hải Khẩu là vùng duyên hải, đất rộng, người đông, nhưng không có thế hiểm yếu để dụng binh, Đinh Bộ Lĩnh quyết định đưa toàn quân ở về hội nhập với quân động Hoa Lư, chiếm giữ một vùng Hoa Lư hiểm yếu, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Sự thống nhất giữa nghĩa quân động Hoa Lư với sứ quân Bố Hải Khẩu không chỉ là phép cộng về lực lượng, mà nó còn có một ý nghĩa hết sức lớn lao về thế đứng chân trên một địa bàn chiến lược yết hầu của nước ta hồi đó. Đây là địa bàn chiến lược cửa ngõ Thanh Nghệ, núi rừng trùng điệp, hiểm trở, có thế thủ, thế công, nối liền với dải duyên hải giàu tiềm năng hậu cần và nguồn binh lực tiềm tàng lấy từ dân chúng vùng châu thổ sông Hồng. Qua đó chúng ta cũng thấy được tầm nhìn thiên tài của Đinh Bộ Lĩnh trong việc xây dựng lực lượng và thế trận buổi sơ khai, làm tiền đề hết sức quan trọng cho bước trưởng thành nhanh chóng, vượt bậc của nghĩa quân Hoa Lư trong thời gian rất ngắn.

Sự thống nhất nghĩa quân Cửa Bố với nghĩa quân Động Hoa Lư, lực lượng họ Đinh mạnh lên gấp bội. Đinh Bộ Lĩnh càng tích cực xây dựng lực lượng, thu phục nhân tài, rèn binh, tích lương, chờ thời cơ phất cờ, thu phục giang sơn.

Lúc này Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập mất, NamTấn Vương Ngô Xương Văn được Chúa Nam Hán phong chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, nhưng thực quyền của triều đình Cổ Loa không vượt quá mấy chục dặm, bởi các sứ quân cát cứ đã ra mặt chống lại triều đình. Ngô Xương Văn cất quân đi đánh dẹp loạn hai thôn ở Thái Bình bị quân mai phục dùng tên nỏ bắn chết.Triều đình Cổ Loa càng trở nên rối loạn. Tướng cũ của Xương Văn là Lữ Xử Bình và Thứ sử Phong Châu là Kiều Tri Hựu tranh chấp nhau làm vua. Còn con trai Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí, được một số quần thần hộ tống, tháo chạy khỏi kinh thành Cổ Loa, vào Bình Kiều (Thanh Hoá). Trước tình hình trong nước vô chủ, rối ren, nhân dân lầm than, cực khổ vì loạn lạc, đao binh, lòng người đang chờ một minh chúa. Đinh Bộ Lĩnh thấy thời cơ đã đến, Ông bèn phất cờ, hiệu triệu dân chúng đánh lớn.

Cuối năm 967 Đinh Bộ Lĩnh thừa cơ phát đại binh đánh lớn, chỉ trong khoảng hơn một năm, dẹp yên các sứ quân, bốn phương ca khúc khải hoàn, non sông thu về một mối, chấm dứt thời kỳ loạn mười hai sứ quân kéo dài hơn hai mươi năm trời.

Năm Mậu Thìn (968)Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn), đóng đô ở Hoa Lư, dựng cung điện, đặt triều nghi, “định trăm quan, đặt sáu quân, chế độ gần đủ”(toàn thư). Nước Nam ta được chính thống kể từ đây.
Năm 969,vua Đinh phong cho con trưởng Đinh Khuông Liễn là Nam Việt Vương.

Năm Canh Ngọ(970), ông đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền đồng, ông lập năm Hoàng hậu là, Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông. Để thu phục lòng một số lãnh tụ sứ quân, tuy thua về quân sự, nhưng chưa tâm phục khẩu phục , còn nuôi chí hướng phục thù, như sứ quân Ngô Nhật Khánh, dòng dõi Ngô Vương Quyền, Vua Đinh dã lập mẹ Ngô Nhật Khánh làm Hoàng hậu, lại gả con gái yêu của mình là công chúa Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh, với dụng tâm là nối tình thân gia trị quốc.

Vào đêm Trung Thu năm Kỷ Mão (979), tức đêm 9-9-979 vua Đinh và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hậu cận, chức Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích sát hại khi đang ngủ ở sân rồng.

Đại thắng Minh Hoàng đế mất, được triều thần tôn là Tiên Hoàng đế, linh cữu táng ở Sơn Lăng – Núi Mã Yên ở Trường Yên, Hoa Lư
Đại Thắng Minh Hoàng đế ở ngôi 12năm (968-979), Thọ 56 tuổi. Đền thờ ông được dựng dưới chân núi Mã Yên ở Trường Yên, Hoa Lư, ngay trên nền cung điện cũ.

Đinh Tiên Hoàng tuy ở ngôi ngắn ngủi (12năm) nhưng ông đã có công lao to lớn là dẹp yên loạn lạc, xoá bỏ tình trạng cát cứ làm suy yếu đất nước, xây dụng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên, có đủ triều nghi, phẩm phục có quân đội hùng mạnh, pháp chế nghiêm minh. Bức Đại tự “ Chính thống thuỷ” trong đền thờ Vua Đinh ở Trường Yên (Hoa Lư), như bảng vàng lưu lại ngàn thu võ công và văn thị “ khoáng tiền vô hậu”đó. “Bậc Đế Vương chính thống của nước Việt ta khởi đầu từ đây. Các bậc vua thánh Đế thần kế tiếp nhau chấn tác sau này cũng đều to rộng theo bài học của triều Đinh” . Đó là “ ý trời sinh ra cho nước Việt ta bậc Thánh nhân sáng suốt để nối tiếp quốc thống”




(Nguồn: Trung tâm xúc tiến ĐTPT Du lịch Ninh Bình)
Về Đầu Trang Go down
http://jitka.no1.vn
 
Danh nhân Đinh Tiên Hoàng ( 924-979 )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mp3 Quách Thành Danh
» La Gi địa danh bí ẩn
» Danh lam thắng cảnh Bình Thuận 1
» Danh lam thắng cảnh Bình Thuận 2
» 10 tuyệt chiêu danh cho blog 360

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
..♥: Sân chơi danh riêng cho 9a7 của tui :♥.. :: ..♥: Bíp kíp học đường :♥.. :: ....♫ Sử Học ♫....-
Chuyển đến